GNO - Một loại thuốc phổ biến dùng điều trị bệnh bạch cầu có thể giúp ích cho người bị hen nặng...

Thuốc trị ung thư máu có tác dụng với bệnh hen suyễn?

GNO - Một loại thuốc phổ biến dùng điều trị bệnh bạch cầu có thể giúp ích cho người bị hen nặng, theo một nghiên cứu gần đây.

Thử nghiệm nhỏ này có sự tham gia của 62 bệnh nhân, tìm hiểu tác dụng của thuốc imatinib (tên thương hiệu là Gleevec). Theo thông cáo báo chí đăng trên Science Daily thì thuốc này giúp bình ổn hoạt động quá mức trong đường hô hấp của bệnh nhân và cũng giúp giảm số lượng các dưỡng bào (tế bào mast, mast cells). Đây là các tế bào được xem là dấu chỉ quan trọng của các dạng nghiêm trọng nhất của bệnh này.

hen suyen.jpg
Một bệnh nhân hen suyễn - Ảnh minh họa

Tất cả người tham gia nghiên cứu được ngẫu nhiên cho sử dụng imatinib hoặc placebo - mỗi ngày một lần, liên tục trong vòng 6 tháng. Các chuyên gia tiến hành đo mức độ nghiêm trọng của bệnh suyễn và sự viêm nhiễm đường thở 3 lần trong suốt thời gian này.

Mặc dù các bệnh nhân dùng loại thuốc trị ung thư này có sự cải thiện đáng kể về mặt thống kê đối với hoạt động và chướng ngại đường thở nhưng các bằng chứng cho thấy sự cải thiện về các triệu chúng lâm sàng của bệnh suyễn vẫn còn thiếu.

“Chúng tôi vẫn còn đang ở giai đoạn đầu của nghiên cứu này. Các dữ liệu thu thập được khá quan trọng và hứa hẹn nhưng chúng tôi cần tiến hành thử nghiệm với quy mô lớn hơn, có lẽ với khoảng từ 300 - 500 bệnh nhân trong thời gian nghiên cứu dài hơn để xem loại thuốc này có tác động thế nào đến các biểu hiện của suyễn và chất lượng cuộc sống người bệnh”, chia sẻ của TS. Mario Castro - tác giả nghiên cứu.

Imatinib được sử dụng phổ biến để điều trị các loại bệnh như: ung thư máu, bất ổn tế bào tủy xương, ung thư da và một số dạng khối u có liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu chọn nghiên cứu loại thuốc này vì nó nhắm đến một loại tế bào bạch huyết, gọi là dưỡng bào - loại tế bào thúc đẩy viêm nhiễm ở phổi.

“Bằng việc nhắm đến các dưỡng bào này, chúng tôi thật sự tạo ra được sự khác biệt cho những bệnh nhân bị suyễn nặng. Đây là sự phát triển thú vị vì bệnh nhân bị suyễn nặng thường không có sự kiểm soát tốt với bệnh tình của mình”.

Các dấu hiệu thường thấy của suyễn là hơi thở gấp, tức ngực, ho và các cơn khò khè - theo Bệnh viện Mayo. Các steroids dạng hít là trị liệu phổ biến cho hen suyễn nhưng lại không có tác dụng với người bị suyễn nặng.

Nhiều người bị suyễn nặng phải dùng steroids liều cao từ khi còn rất nhỏ và về lâu dài để lại nhiều hệ quả tiêu cực. Các bệnh nhân này sẽ phát triển các bất ổn như: béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và loãng xương do sử dụng steroids. Và steroids thậm chí không có tác dụng với bệnh tình của họ, chuyên gia nói thêm.

Cũng như steroids, imatinib cũng có nhiều tác dụng phụ. Trong nghiên cứu này, phát hành trên Tạp chí Y khoa Anh quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng cả bệnh nhân dùng imatinib và placebo đều trải qua một số bất ổn có liên quan đến suyễn nhưng nhiều hơn ở nhóm dùng placebo. Nhóm bệnh nhân dùng imatinib thường bị vọp bẻ nhiều hơn, một tác dụng phụ của thuốc này.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)


Về Menu

Thuốc trị ung thư máu có tác dụng với bệnh hen suyễn?

tìm thấy cuộc đời mới nhờ một cuốn 講演会 禅 Quán chay Thiện Tâm nơi phục vụ với Æ tà di Nguyên nhân làm tiểu đường khó kiểm Vu lan Rau quả giúp giảm béo hiệu quả húy biểu tượng nghệ thuật và tâm linh Dau Thiền Tăng Hữu tình nghĩa chùa ta hay chùa tàu hở ba lá ÿ yeu thuong khong bao gio la qua muon mang vinh biet co ut lÃÅ bỏ cuộc vui chóng Bánh flan thuần chay giải nhiệt ngày hè lời cầu nguyện Người mang nhóm máu nào có nguy cơ tim bệnh viện Thừa Thiên Huế Lung linh đêm hội hoa quán sổ tức Nhận biết tình trạng sức khỏe qua làn thích 閩南語俗語 無事不動三寶 bãªn Đố kỵ lạc quan lên để vui sống vi thay cua nhieu the he tránh vac le nang treo nui cao len chua thieng vi sao cay neu va nhung gia tri tam linh ngay tet thanh âm mùa cuộc sống Ẩm thực tẠp Quê hương là chùm khế ngọt Những điều chưa biết về đậu phụ Canh đậu xanh củ sen mát người bổ nhã æ Chữa hóc xương hoặc dị vật ở cổ Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở vi sao phat tu nen an chay Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe Lá thư Xuân Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40 Dầu ô liu tốt cho sức khỏe và làm yếu nghĩa sâu xa của kinh địa tạng